Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả, an toàn, cho kết quả nhanh chóng nên được áp dụng phổ biến hiện nay. Chụp cộng hưởng từ (MRI) không cần gây mê, nhưng những trường hợp bệnh nhân đặc biệt bác sĩ có thể cần gây mê hỗ trợ.
1. Chụp cộng hưởng từ (MRI) khi nào cần gây mê?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là kỹ thuật hình ảnh hiện đại, mang tính cách mạng kỹ thuật đối với y học. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hay MRI (Magnetic Resonance Imaging) giúp chẩn đoán y khoa khi tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể với độ phân giải, chính xác cao. Chụp cộng hưởng từ thực hiện nhờ sử dụng từ trường và sóng radio nên rất an toàn, không như chụp X-quang sử dụng tia X.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) không cần bệnh nhân phải gây mê, chỉ cần kiểm tra tháo các vật dụng kim loại, vật liệu từ có thể bị ảnh hưởng hay gây ảnh hưởng đến quá trình chup. Với các dị vật kim loại như mảnh đạn, dao găm… trong cơ thể. Bác sĩ có thể phải lấy ra trước khi chụp hoặc không chỉ định chụp MRI. Với bệnh nhân sử dụng máy móc hỗ trợ trong cơ thể như: máy tạo nhịp tim, máy bơm thuốc, van tim nhân tạo… thì sẽ được chỉ định an toàn riêng.
Do đó, những người mắc hội chứng sợ lồng kín, người bệnh không thể nằm yên, đa số bệnh nhi cần có có sự hỗ trợ từ gây mê để đảm bảo quá trình chụp cộng hưởng từ MRI hiệu quả. Bên cạnh đó, các thiết bị sử dụng trong phòng chụp bắt buộc tương thích với môi trường MRI. Những bệnh nhân nặng phải sử dụng các phương tiện hồi sức cấp cứu. Hệ thống gây mê trong phòng chụp MRI có thể theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, điện tim và tình trạng oxy máu của người bệnh. Nhờ vậy bệnh nhân nặng vẫn có thể gây mê và được theo dõi trong lồng chụp MRI.
2. Chụp cộng hưởng từ (MRI) gây mê có an toàn không?
Trước đây việc chỉ định chụp MRI có gây mê thường gặp khó khăn. Nhiều người bệnh không có cơ hội được chụp chiếu kịp thời, dẫn đến bác sĩ không có đủ cung cấp thông tin, hình ảnh về bệnh lý bệnh nhân, quá trình điều trị không được đầy đủ, kịp thời và chính xác. Nguyên nhân là bởi hầu hết các phòng chụp cộng hưởng từ MRI thông thường không được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hỗ trợ cho người chụp gây mê và đảm bảo an toàn trong quá trình chụp.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) gây mê cần đảm bảo yếu tố an toàn cao
Chụp cộng hưởng từ (MRI) cần gây mê với các trường hợp người mắc hội chứng sợ lồng kín, người không thể nằm yên và đa số bệnh nhi.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều bệnh viện lớn, hiện đại đã trang bị tại phòng chụp MRI hệ thống gây mê có thể theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, điện tim và tình trạng oxy máu của người bệnh. Điều này đảm bảo, chụp cộng hưởng từ MRI gây mê không gây ảnh hưởng và nguy hiểm đến sức khỏe hay tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
Do đó, bệnh nhân chụp cộng hưởng từ MRI gây mê cần thực hiện tại các bệnh viện lớn, trang bị đầy đủ thiết bị an toàn hiện đại, thực hiện theo quy chuẩn được bộ y tế cấp phép. Vấn đề theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh gây mê trong quá trình chụp là tiêu chuẩn an toàn rất quan trọng.