Kiến thức về các bệnh ung thư Y Học Ung Thư Chụp PET/CT được chỉ định với các bệnh ung thư nào?

Chụp PET/CT được chỉ định với các bệnh ung thư nào?



PET/CT là thiết bị y khoa hạt nhân kết hợp áp dụng công nghệ giữa PET và CT, đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán sớm bệnh ung thư. PET/CT làm thay đổi quyết định điều trị trên 30% bệnh nhân bị ung thư.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Chụp-PET.CT-được-chỉ-định-với-các-bệnh-ung-thư-nào-p1.jpg

1. Chẩn đoán ung thư bằng chụp PET/CT

Hiện nay, khoảng 90-95% trường hợp chụp PET/CT để sử dụng trong ung thư và dược chất phóng xạ duy nhất được trong kỹ thuật này là FDG. FDG PET hỗ trợ phân biệt tổn thương lành tính và ác tính, chẩn đoán bệnh và tiến triển của bệnh… Dựa vào hình ảnh qua kỹ thuật PET/CT, độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc chẩn đoán giai đoạn trước và sau điều trị ung thư được cải thiện rõ rệt. Độ chính xác trong chẩn đoán giai đoạn ung thư tăng lên từ 10-15% khi áp dụng phương pháp PET/CT so với việc chỉ áp dụng phương pháp PET.

2. Chụp PET/CT được chỉ định với các bệnh ung thư nào?

Sau đây là các chỉ định của PET/CT với các bệnh ung thư được bảo hiểm Y tế Hoa Kỳ (CMS) chấp nhận:

  • Bệnh nhân bị ung thư vú: đối với bệnh nhân bị ung thư vú, FDG PET có giá trị trong chẩn đoán, đánh giá giai đoạn, phát hiện tái phát, theo dõi tiến triển và đánh giá mức độ của bệnh. Với các ung thư tiểu thùy tuyến vú, ung thư biệt hóa có kích thước nhỏ hơn 1cm, giá trị của FDG PET vẫn còn nhiều hạn chế.

Những kích thước tổn thương dưới 1cm, độ nhạy của PET là 57%, con số này tăng lên 91% khi kích thước khối u trên 1cm. Các bệnh nhân có SUV lớn hơn 3 thì tỷ lệ tái phát cao hơn so với những bệnh nhân có SUV nhỏ hơn 3. Độ nhạy và độ đặc hiệu của PET trong đánh giá giai đoạn bệnh ung thư vú lần lượt là 93% và 97%. Thông qua một số nghiên cứu, độ đặc hiệu của PET trong phân biệt tổn thương giữa u lành tính và u ác tính ở tuyến vú là 90%. FDG PET đã được chứng minh có giá trị đánh giá đáp ứng với điều trị hóa chất bổ trợ ở bệnh nhân ung thư vú. Qua các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy, SUV đã giảm sau 1-2 chu kỳ ở các bệnh nhân điều trị hóa chất tương ứng với tình trạng đáp ứng, kết quả giải phẫu sau phẫu thuật đã chứng minh điều đó. Bệnh nhân sẽ được theo dõi để xác định liệu họ đáp ứng được hoàn toàn hay chỉ một phần hay không đáp ứng được hóa chất theo phác đồ được đưa ra dựa vào SUV.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Chụp-PET.CT-được-chỉ-định-với-các-bệnh-ung-thư-nào-p2.jpg
            Chụp PET/CT được chỉ định với các bệnh ung thư vú
Chính vì thế, PET xác định bệnh nhân có nên tiếp tục phác đồ điều trị đó hay không, giúp người bệnh tránh được các tác dụng không mong muốn của thuốc và chi phí điều trị không cần thiết. PET còn có khả năng phát hiện thêm các di căn của các hạch vú trong, bên cạnh khả năng phát hiện hạch nách.

  • Bệnh nhân bị ung thư phổi: FDG PET rất có giá trị trong việc chẩn đoán khối đơn độc ở phổi và đánh giá giai đoạn của bệnh đồng thời hỗ trợ xác định lại giai đoạn sau điều trị với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Với các khối đơn độc ở phổi, độ nhạy và độ đặc hiệu của FDG PET lần lượt là 96% và 77%. Với các khối u phổi lành tính và ác tính có giá trị dự báo lần lượt là 90% và 91%, độ nhạy và độ đặc hiệu của FDG PET lần lượt là 96% và 78%. Các bệnh như lao phổi, bệnh sarcoidose…là yếu tố gây nên nguyên nhân âm tính giả. Nếu kích thước tổn thương quá nhỏ gây nên tình trạng âm tính giả.

  • Bệnh nhân bị ung thư đầu- cổ: PET giúp phát hiện các hạch ở khu vực và hạch di căn trong ung thư đầu – cổ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, FDG PET có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn CT. PET còn có khả năng phát hiện khối u di căn xa hoặc bệnh ác tính thứ 2 thường gặp trong ung thư đầu – cổ. Khoảng 47% khối u nguyên phát với các hạch di căn ở đầu – cổ không rõ nguồn gốc sẽ được phát hiện bởi PET/CT.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị ung thư đầu – cổ cũng sẽ được theo dõi điều trị hóa chất và xạ trị sau phẫu thuật bởi PET/CT với độ chính xác cao hơn CT. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ nhạy của FDG PET là 96% trong việc phát hiện bệnh tái phát.

  • Bệnh nhân bị ung thư thực quản: đối với bệnh nhân bị ung thư thực quản, PET/CT có vai trò chẩn đoán, xác định giai đoạn của bệnh đồng thời đánh giá đáp ứng với điều trị. Siêu âm nội soi sẽ có độ chính xác cao nhất trong phát hiện hạch khu vực còn PET/CT có độ nhạy cao hơn trong việc phát hiện khối u di căn.
  • Bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng: PET/CT có giá trị trong việc phát hiện di căn xa của bệnh đặc biệt là di căn gan. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ nhạy và độ đặc hiệu của PET lần lượt là 97% và 76% trong việc phát hiện bệnh ung thư đại trực tràng tái phát và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Độ nhạy của PET là 95% với di căn gan. PET/CT cho phép xác định sớm tổn thương tái phát bằng sự biến đổi chuyển hóa tăng CEA ở người bệnh sau quá trình điều trị, trong khi có thể phải mất vài tháng mới có thể phát hiện được nếu sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, PET/CT trước và sau 4-5 tuần hóa trị – xạ trị, những bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng đã giảm SUV trên 62,5% có thời gian sống dài hơn và tiên lượng tốt hơn.

  • Bệnh nhân bị hạch ác tính: độ nhạy của FDG PET là 94-100% trong việc đánh giá bệnh nhân bị hạch ác tính hay không. Bên cạnh đó, PET/CT còn giúp phát hiện sớm và đánh giá được chính xác các tổn thương ngoài hạch như các tổ chức phần mềm, cương, tủy xương…
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Chụp-PET.CT-được-chỉ-định-với-các-bệnh-ung-thư-nào-p3.jpg
                                     Hạch ác tính

Những hạch có tổn thương ác tính nhỏ hơn 1cm có thể được phát hiện bởi PET/CT. Những thông tin về tình trạng chuyển hóa – chức năng được cung cấp bởi PET/CT. Điều này vô cùng quan trọng, giúp các bác sĩ phân biệt được u hạch độ ác tính thấp với u hạch độ ác tính cao đồng thời có thể đánh giá được mức độ đáp ứng với điều trị và tiên lượng bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *