Kiến thức về các bệnh ung thư Ung Thư Tuyến Cận Giáp Tổng quan về bệnh học Ung thư tuyến cận giáp

Tổng quan về bệnh học Ung thư tuyến cận giáp



Ung thư tuyến cận giáp là một thể ung thư hiếm gặp nên chúng ta chưa biết nhiều thông tin về nó. Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và các điều trị ung thư tuyến cận giáp qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về ung thư tuyến cận giáp

Ung thư tuyến cận giáp là gì?

Tuyến cận giáp là một tuyến nội tiết của cơ thể bao gồm 4 tuyến nhỏ nằm ở vùng cổ kế bên tuyến giáp. Tuyến cận giáp tiết ra hormon PTH giúp điều hòa nồng độ calci trong máu.

tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp

Ung thư tuyến cận giáp là tình trạng tế bào tại tuyến cận giáp tăng sinh mất kiểm soát tạo nên khối u ác tính có khả năng di căn. Ung thư tuyến cận giáp thường phát triển ở một trong bốn tuyến cận giáp.

Một số thông tin về dịch tễ

Ung thư tuyến cận giáp hiếm gặp, ước tính chỉ khoảng chưa đến 100 ca mắc mới tại Mỹ mỗi năm, thường được chẩn đoán ở những người trên 30 tuổi.

Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của bệnh nhân ước tính là 88% và tỷ lệ sống sót trên 10 năm là 49%.

Nguyên nhân của  ung thư tuyến cận giáp

Nguyên nhân của bệnh lý ung thư tuyến cận giáp chưa được làm rõ đặc biệt khi nó là một thẻ ung thư hiếm gặp. Tuy nhiên có thể kể tên một số yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc ung thư tuyến cận giáp như sau:

  • Các bác sĩ cho rằng yếu tố di truyền như có người thân mắc chứng cường tuyến cận giáp hoặc hội chứng đa u nội tiết làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến cận giáp.
  • Bệnh nhân đã từng xạ trị ở vùng đầu và cổ cũng được coi là nhóm có nguy cơ cao phát triển ung thư tuyến cận giáp

Triệu chứng của ung thư tuyến cận giáp

Do tuyến cận giáp có vai trò điều hòa lượng calci trong máu nên triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân ung thư tuyến cận giáp là hội chứng tăng calci huyết tương. Các triệu chứng được mô tả như sau:

  • Mệt mỏi, kiệt sức.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Mất cảm giác ngon miệng.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Táo bón.
  • Tiểu tiện nhiều lần.
  • Khát nước.
  • Đau bụng dai dẳng, loét dạ dày.
  • Đau xương, xương giòn và dễ gãy.
  • Nổi u cục ở cổ, khó nuốt, giọng nói thay đổi.
giảm cân không rõ nguyên nhân

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Chẩn đoán ung thư tuyến cận giáp

Khi đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, người bệnh nghi ngờ mắc ung thư tuyến cận giáp có thể được chẩn đoán thông qua các phương pháp sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám và hỏi bệnh nhân về những triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân đang mắc phải cũng như tiền sử gia đình để khoanh vùng chẩn đoán. Một số triệu chứng đã được chúng tôi liệt kê ở phần trên.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Đây là biện pháp chẩn đoán hướng tới các vấn đề về tuyến cận giáp. Biện pháp sẽ cho ra kết qua nồng độ calci và hormon PTH trong máu. Dựa và thông tin này kèm với các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể hướng tới chẩn đoán u tuyến cận giáp. Thông thường khi chỉ số calci huyết vượt 13-14 mg/dL và chỉ số PTH gấp đôi bình thường thì khả năng cao là bệnh nhân đang mắc ung thư.
  • Biện pháp chẩn đoán hình ảnh: Các biện pháp này sẽ ghi lại hình ảnh của khối u để bác sĩ xác định vị trí khối u, kích thước và mật độ khối u cũng như mức độ xâm lấn của khối u tới các mô xung quanh. Các phương pháp này bao gồm X-quang, siêu âm, chụp CT,MRI,…
  • Sinh thiết: Là phương pháp lấy tế bào từ khu vực có khối u để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có đang gặp phải bệnh lý ung thư hay không.

Điều trị ung thư tuyến cận giáp

Các biện pháp điều trị ung thư được chỉ định cho bệnh nhân sẽ tùy thuộc vào tiến triển của bệnh. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng một phương pháp hoặc được chỉ định phối hợp nhiều phương pháp. Dưới đây là một số biện pháp điều trị thường được sử dụng đối với ung thư tuyến cận giáp:

Điều trị tăng calci huyết

Do khối u tuyến cận giáp dẫn đến tình trạng tăng calci huyết có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân nên điều trị tăng calci huyết là biện pháp cần được áp dụng ngay từ đầu, trước khi tiến hành các phương pháp khác như phẫu thuật, xạ trị.

Những thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm calcitonin, biphosphonate, gallium nitrate,…

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư tuyến cận giáp. Bệnh nhân sẽ thường phải cắt bỏ tuyến cận giáp, phần tuyến giáp nằm cùng bên, các hạch bạch huyết và các mô mỡ xung quanh, thậm chí trong một số trường hợp bệnh nhân còn phải loại bỏ một số mô cơ ở vùng cổ.

Phẫu thuật ung thứ tuyến cận giáp có nguy cơ làm tổn thương các dây thần kinh cổ họng dẫn đến thay đổi giọng nói hoặc gây khó khăn khi nói.

Hóa trị

Hiện nay hóa trị vẫn có thể được sử dụng để điều trị giai đoạn ung thư di căn. Loại thuốc hiệu quả nhất vẫn chưa được tìm ra do ung thư tuyến cận giáp hiếm gặp

Xạ trị

Xạ trị được sử dụng khi không thể phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc phối hợp sau phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.

Hiện chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể lợi ích/nguy cơ của biện pháp xạ trị do thể ung thư tuyến cận giáp quá hiếm gặp.

Điều trị hỗ trợ

Các biện pháp điều trị hỗ trợ luôn cần thiết với mỗi bệnh nhân ung thư. Mục đích của những biện pháp này là nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư, nâng cao thể trạng của bệnh nhân,…

Các biện pháp này bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm để giảm nhẹ triệu chứng đồng thời kết hợp với các thuốc hormon tùy theo khả năng hoạt động của tuyến giáp và tuyến cận giáp sau quá trình điều trị.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, luyện tập hợp lý
  • Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Kết hợp các phương pháp điều trị thay thế khácCó thể cân nhắc phối hợp các bài thuốc đông y, các biện pháp y học cổ truyển, các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe,…
xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *