Ung thư phế quản – phổi và những điều cần biết

Ung thư phế quản hay còn gọi là ung thư phế quản – phổi là căn bệnh ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới. Bệnh đang có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Để chủ động bảo vệ sức khỏe gia đình và người thân, bạn không nên bỏ qua những kiến thức mới nhất về căn bệnh nguy hiểm thứ 2 trên thế giới này.

Ung thư phế quản.
Những nội dung chính
Nguyên nhân dẫn đến ung thư phế quản
Ung thư phế quản xuất hiện do sự phát triển bất thường và gia tăng đột biến của các tế bào trong phế quản. Chúng có khả năng phát triển và lây lan nhanh chóng trong phế quản, tạo thành khối u ác tính (ung thư). Theo các bác sĩ chuyên khoa, tỷ lệ nam giới mắc ung thư phổi cao hơn nữ giới, nguyên nhân chủ yếu do tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc từ yếu tố gia đình. Sau đây là một số nguyên nhân chính:
- Hút thuốc: khoảng 90% trường hợp ung thư phổi phát sinh do sử dụng thuốc lá
- Tiếp xúc với sợi amiăng
- Tiếp xúc với khí radon
- Di truyền từ gia đình
- Bệnh về phổi
- Ô nhiễm không khí

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phế quản.
Việc tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh về phế quản – phổi. Nếu bạn đang sống hoặc làm việc trong môi trường có hàm lượng các chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép, bạn nên học thói quen chăm sóc sức khỏe định kỳ hàng năm đồng thời chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo ung thư phế quản để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Triệu chứng, dấu hiệu và biểu hiện của ung thư phế quản
Các triệu chứng chính của bệnh ung thư phổi chủ yếu biểu hiện ở phần phổi và ngực:
- Ho nhiều, ho dài dẳng và liên tục dẫn đến biến đổi giọng nói gây khàn giọng, có khi ho ra máu.
- Đau ở lưng, ngực và vai nhất là khi mang vật nặng hay khi bạn ho hoặc cười.
- Ho ra nhiều đờm hoặc có lẫn máu
- Thở nặng nhọc, khó thở, thở ăn khò khè
- Nói khó khăn qua từng hơi thở.
- Mất cảm giác ngon miệng,khó nuốt giảm cân không rõ nguyên nhân và liên tục mệt mõi.
- Đau xương và khớp, sưng ở cổ và mặt.
- Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu ung thư phổi ít gặp hơn như:
- Đau mỏi ở các ngón tay, da lòng bàn tay dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt
- Tắc nghẽn mạch máu ở vùng mặt
- Dễ bị thay đổi tâm trạng nhanh chóng thậm chí bị trầm cảm.
Do vậy cần thường xuyên quan sát những biểu hiện khác thường của cơ thể để có thể phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư phế quản
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, nếu nghi ngờ có ung thư phế quản, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp như:
- Xét nghiệm đờm
- Chụp X-quang ngực
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Xét nghiệm đờm giúp chẩn đoán ung thư phế quản.
Các giai đoạn tiến triển của ung thư phế quản – phổi
Cũng giống như các nhóm ung thư khác, khối u ung thư hình thành trong phế quản cũng tiến triển qua 5 giai đoạn chính:
Giai đoạn 0: khối u phát triển tại các tế bào phế quản.
Giai đoạn I: trong phế quản – phổi xuất hiện một khối u nhỏ mà không lây lan sang bất kỳ hạch bạch huyết.
Giai đoạn II: theo các bác sĩ chuyên khoa, giai đoạn này thường tiến triển qua 2 giai đoạn nhỏ:
- Ung thư giai đoạn IIA: khối u lớn hơn 5 cm nhưng nhỏ hơn 7 cm mà không lan rộng tới các hạch bạch huyết lân cận. Hoặc, ung thư giai đoạn IIA có thể là một khối u nhỏ có chiều rộng dưới 5 cm đã lan tới các hạch bạch huyết lân cận.
- Ung thư phổi giai đoạn IIB: khối u lớn hơn 5 cm nhưng nhỏ hơn 7 cm đã lan đến các hạch bạch huyết. Hoặc ung thư giai đoạn IIB có thể là khối u rộng hơn 7 cm trong phổi nhưng không lan sang các hạch bạch huyết.
Giai đoạn III: được phân loại là giai đoạn IIIA hoặc IIIB. Đối với nhiều giai đoạn ung thư IIIA và gần như tất cả các giai đoạn IIIB ung thư, việc điều trị khối u là khó khăn, và đôi khi không thể, để loại bỏ hoàn toàn khối u và các tế bào di căn. Khối u có thể lan tới các hạch bạch huyết nằm ở trung tâm của ngực, nằm ngoài phổi.
Giai đoạn IV: ung thư đã lan rộng đến một vùng trong phổi khác, dịch xuất hiện xung quanh phổi hoặc tim, hoặc các phần xa xôi của cơ thể thông qua dòng máu. Một khi các tế bào ung thư xâm nhập vào máu, ung thư có thể lan truyền bất cứ nơi nào trong cơ thể. Tuy nhiên, ung thư phế quản – phổi có nhiều khả năng di căn sang não, xương, gan và tuyến thượng thận.
Các phương pháp điều trị ung thư phế quản hiện nay
Bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị ung thư phế quản dựa trên giai đoạn của bệnh, các phản ứng phụ có thể gặp trong quá trình điều trị, tuổi tác và tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Sau đây là một số phương pháp điều trị thường dùng:
- Phẫu thuật loại bỏ khối u
- Phẫu thuật bằng tia điện giết chết các tế bào ung thư
- Phương pháp xạ trị kéo dài sự sống cho người bệnh
- Phương pháp hóa trị

Phẫu thuật bằng tia điện dùng trong điều trị ung thư phế quản.
Biện pháp phòng ngừa ung thư phế quản
Ung thư phế quản – phổi là ung thư phổ biến thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa căn bệnh này qua các biện pháp phòng ngừa sau:
Tránh xa thuốc lá: Cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư là tránh xa thuốc lá và tránh hít phải khói của người khác.

Tránh xa thuốc lá là phương pháp hữu hiệu phòng ngừa nhiều bệnh.
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: với nhiều trái cây và rau cải cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phế quản – phổi.
Tăng cường hoạt động thế chất: Xây dựng và thực hiện một chế độ tập luyện thường xuyên giúp bạn cải thiện sức khỏe, dung tích phổi. Đặc biệt lựa chọn một không gian tập luyện xanh, sạch, không khí trong lành còn giúp lá phổi đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể nhanh chóng, giúp cơ thể luôn thoải mái, tươi mới, ngăn ngừa nhiều chứng bệnh mạn tính và ung thư nguy hiểm.